cac-doi-may-on-ap-lioa

Các đời máy ổn áp lioa

CÔNG TY TNHH SX VÀ TM ỔN ÁP NHẬT LINH - VN 11/12/2020

CÁC ĐỜI MÁY ỔN ÁP LIOA TỪ NĂM 1994 ĐẾN NAY CÓ NHỮNG LOẠI SAU

1, ĐỜI MÁY THỨ NHẤT TỪ 1194 - 1997

Thời điểm khoảng những năm 1994 đến 1997. Ổn áp lioa  thế hệ này có cấu tạo gồm lõi hình xuyến và các vòng dây quấn trên nó, có một chổi than tiếp xúc với các vòng dây để thay đổi vị trí tiếp xúc từ đó thay đổi cuộn sơ cấp của biến áp tự ngẫu.

Chế độ hoạt động của đời máy ổn áp LiOA này khá đơn giản: Khi cấp điện thì nhờ một mạch điện so sánh mức điện áp mà chổi than được điều khiển bởi một mô tơ bước sẽ quay đến vị trí điện áp đầu vào phù hợp để cho mức điện áp ra tại mức 220V.

Nhược điểm của đời máy này là khi mất điện thì chổi than đứng nguyên - không quay về phía nào cả, do đó khi mất điện khi đang ở trạng thái 150V thì khi có điện ở trạng thái 220V thì điện áp tức thời của nó hoạt động sẽ cho ra ở mức 322V- tức là rất cao - dẫn đến có thể gây hư hỏng thiết bị điện đang sử dụng.

Loại đời máy này cũng có sự điều chỉnh điện áp ngay khi mà điện áp đầu vào thay đổi - có nghĩa là nếu như gần nhà bạn người ta đang hàn điện hồ quang thì chiếc ổn áp sẽ quay đi quay lại một cách liên tục. Khi quay chúng phát ra những tiếng két két khó chịu, đời máy ổn áp lioa này chỉ có dải điện áp vào ( 150v - 250v), không có dải điện áp (90v,50v-250v)

                                      

Công tắc đầu vào của loại này chỉ đơn thuần là một CB mà không có chế độ bảo vệ quá nhiệt hoặc quá dòng tích hợp, việc bảo vệ quá dòng được sử dụng một bộ ngắt riêng.

2, Đời máy thứ 2 ổn áp lioa 1997 - 2004

Thời điểm khoảng những năm 1998 đến năm 2004, Về cấu tạo cũng như ổn áp lioa đời máy  thứ nhất nhưng được điều chỉnh chế độ làm việc đi để đảm bảo an toàn hơn: Khi mất điện thì chổi than tự quay về vị trí 250V. Bởi có chế độ này nên khi có điện trở lại (giả sử ở mức 220V) thì điện áp đầu ra của ổn áp sẽ vào khoảng 193V. Sự điều chỉnh này tuy rằng vẫn chưa phải là hợp lý nhưng chúng đúng là có cải tiến so với đời máy thứ nhất.

Điển cải tiến của đời máy thứ 2 chỉ dừng lại ở tính năng "Auto reset system" và có thêm dải điệp áp (90v-250v), (50v-250v) gúp có thể ổn áp được các vùng có điệp áp đầu vào thấp , tích hợp tính năng bảo vệ quá tải , chập tải, ngắn mạch bắng aptomat

                             

 

3, Đời máy ổn áp lioa thứ 3 từ năm 2005 - 2009

Nuyên lý làm viêc cũng tương tự như hai đời máy trước nhưng có cải tến đột phá công tắc đóng ngắt đầu vào không đơn thuần là một CB nữa, thay vào đó là một công tắc kết hợp với cuộn hút. Người sử dụng có thể đóng cắt công tắc này thông qua việc bấm cơ học vào chúng, ổn áp cũng thế cắt công tắt này nếu như bị quá dòng hoặc quá áp(bảo vệ quá áp)thông qua cuộn hút nên không bị cháy thiết bị điện

LiOA đời máy thứ 3 sử dụng một biến dòng (nhìn giống như một cuộn hình xuyến xuyên qua dây dẫn đầu vào) để theo dõi dòng điện tiêu thụ và nhờ đó sẽ tự động ngắt nếu dòng này vượt ngưỡng giới hạn (ví dụ cái LiOA 5kVA ngắt nếu dòng quá 28A). Đồng thời phía sau ổn áp có một công tắc gạt cho phép kích hoạt chế độ bảo vệ quá áp hay không, nếu cho phép (bật) thì khi hệ thống phát hiện ra mức điện áp đầu ra quá cao thì cũng tác động đến cuộn hút để ngắt đầu vào(chế độ bảo vệ quá áp)

Bên trong ổn áp LiOA đời máy thứ 3 ( loại DRI - 3000)

Sự điều chỉnh điện áp đầu ra ngay lập tức theo điện áp đầu vào của ổn áp LiOA đời thứ 3 này vẫn còn thực hiện y như thế hệ đầu tiên, chế độ bảo vệ quá áp, quá dòng , dải điện áp làm việc cũng giống như 2 đời máy trước chỉ khác có thêm chức năng bảo vệ quá áp 

4, Đời máy ổn áp lioa thứ 4 từ 2010 - 2017

là từ năm 2009- 2018 hiện nay có cải tiến so với đời máy thứ 3 trước đó là dải điên áp đầu vào (150v,130v,90v-250v) nguyên lý vẫn tương tự như đời máy thứ 3 chỉ khác là đời máy thứ 4 dùng aptomat có cuôn hút để bảo vệ quá tải, chập tải , quá áp...thay cho công tắc nút nhấn

(hình ảnh đời máy ổn áp lioa thứ 4 )                                      

 Đời máy ổn áp lioa thứ 4 dải điện áp ( 50v-250v) có thêm chức năng các rơ le để đóng điện đầu ra sau khi đã điều chỉnh điện áp ổn định sau khi có điện trở lại. Nguyên lý hoạt động như sau: Khi mất điện thì chổi than quay về vị trí 250V (năng lượng được xả ra từ các tụ dung lượng lớn tích trữ trước đó); Khi có điện chổi than quay đến vị trí tương ứng để mức điện áp đầu ra là 220V. Sau khoảng vài giây đến vài chục giây khi mà điện lưới ổn định thì LiOA đóng điện cho đầu ra - lúc này các thiết bị điện đấu sau ổn áp  mới được cấp điện.

Đây là một cải tiến rất tốt, có thể loại trừ các hiện tượng sốc điên áp ở đời máy trước . Một mặt khác khi một nhánh tiêu thụ điện mới được cấp điện thì mức tiêu thụ trong giai đoạn đầu này thay đổi thất thường (ví dụ hàng loạt động cơ bắt đầu khởi động...), việc chờ một thời gian vài chục giây sẽ giúp cho thiết bị tiêu thụ điện  không bị dao động quá nhiều, không bị sốc điện( điện áp cao)

Một ưu điểm nữa của thiết kế ổn áp LiOA đời máy 4 này là cho phép điều chỉnh mức điện áp đầu ra ở một mức nhất định nào đó mà không cần can thiệp vào bên trong. Việc điều chỉnh điện áp thông qua một chiết áp xoay có chữ V.ADJ như ở hình dưới đây:

Việc LiOA thiết kế thêm một phần điều chỉnh bên ngoài được giải thích là cho phép người sử dụng tinh chỉnh mức điện áp đầu ra cho chính xác nhất với các tần số, dạng sóng sin ở từng khu vực sử dụng. Theo mặc định thì chiết áp trên đã được chỉnh ở mức giữa và tương ứng với mức đầu ra 220V chuẩn cho lưới điện tại Việt Nam, nếu bạn muốn thay đổi thì có thể dùng một tua vít trừ (-) và khẽ điều chỉnh chúng theo mức điện áp ra cần thiết.

Việc điều chỉnh điện áp đầu ra theo mức điện áp đầu vào của ổn áp LiOA đời máy thứ 4 có vẻ như ở một dải điện áp rộng hơn (chẳng hạn khi điện áp đầu ra trong khoảng 215-225V thì biến áp không điều chỉnh, nhưng ngoài khoảng này mới bắt đầu điều chỉnh). Việc thiết kế như vậy vẫn đảm bảo được việc cung cấp điện áp đầu ra ổn định trong vùng cho phép

Hình ảnh bên trong của một chiếc ổn áp LiOA đời máy thứ 4 như sau:

Hình ảnh bên trong một ổn áp LiOA đời máy 4 (loại DRII-10000)

Trong hình này bạn sẽ thấy thấp thoáng 2 rơ le (như hình là loại rơ le 80A) loại sử dụng cuộn hút 24V DC để đóng điện đầu ra cho ổn áp. Quạt làm mát cho ổn áp chỉ xuất hiện với một số loại công suất (ví dụ của tôi dùng mức 10kVA thì mới có quạt).

Loại ổn áp đời máy thứ 4 của LiOA sử dụng một aptomat tép một nhánh để bảo vệ quá dòng ở đầu vào. Về cơ bản thì aptomat này chỉ bảo vệ được mức quá dòng, còn trong trường hợp điện áp đầu vào tăng cao do mất pha mát chung (trong khu vực sử dụng nhiều pha) thì thế hệ 3 này chỉ bảo vệ được các thiết bị đầu ra (ngắt điện ra qua việc ngắt rơ le) mà không tự bảo vệ được chính mình( máy ổn áp lioa)

Để phân biệt nhằm tránh mua phải loại ổn áp còn tồn,ổn áp giả, ổn áp cũ, hàng kém chất lượng... của thế hệ trước thì bạn cần lưu ý một số điểm phân biệt sau:

- Loại thế hệ mới sử dụng một aptomat tép loại một nhánh ở mặt trước, nhãn hiệu của aptomat này là LiOA.

- Loại thế hệ mới có một nút điều chỉnh điện áp (như hình phía trên) ở phía dưới đồng hồ Vôn kế tại mặt trước.

- Phía trên (hoặc phía sau) thường dán một dòng thông báo về việc ổn áp LIOA sử dụng rơ le đóng điện đầu ra nên sau khi cấp điện một lúc mới có điện áp ra (cái này chắc để người dùng không hoang mang tưởng hỏng ổn áp mà gửi đi bảo hành).

- Ngoài ra để chánh mua vào ổn áp LIOA hàng giả, hàng tồn kho, hàng cũ, hàng kém chất lượng... quý khách cần lưu ý khi mua ổn áp lioa phải nguyên đai nguyên kiện, bao bì phải có ngày sản suất , số máy, trong lượng máy, băng dính có chữ LIOA chưa rạch ra,...khi rạch hộp ra phải có túi nilon, catalog , tem niêm phong của hãng lioa nhật linh, tem bảo hành dán sau máy phải có số máy trùng với số máy ở vỏ hộp máy...

Mời quý khách xem thêm

>>>> Biến áp 3 pha 380v/220v tự ngẫu

>>>> Biến áp 3 pha 380v/220v cách ly

CHÚC QUÝ KHÁCH CHỌN ĐƯỢC ỔN ÁP LIOA CHÍNH HÃNG ĐỂ SỬ DỤNG

ĐIỆN THOẠI TƯ VẤN THÊM : 0984004425 - LH: A.TRỰC- P.KINH DOANH BÁN HÀNG 

Bình luận
Nội dung này chưa có bình luận, hãy gửi cho chúng tôi bình luận đầu tiên của bạn.
VIẾT BÌNH LUẬN